Sonntag, 23. November 2008

Kỹ thuật trồng cây cảnh ổn định trong chậu

Sau khi trồng cây cảnh ổn định trong chậu, trong quá trình phát triển của cây yêu cầu ta phải tưới nước và bón phân thường xuyên. Tưới nước là khâu quan trong trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi trồng hay sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.

Những điều naỳ tuỳ thuộc vào loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh đặt để của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Cần lưu ý tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh mà cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Các chú ý khi tưới nước cho cây như sau:

* Kích thước của chậu, bồn trồng: Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần
* Yêu cầu của cây: Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, sương rồng… không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.
* Yêu cầu đạt ra hạn chế sinh trưởng của người trồng: Nếu muốn hạn chế sinh trưởng cảu cây, lá chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.
* Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không dùng để tưới. Các nước mày và nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoang từ sâu cần phải để ngoài trời 1-2 ngày mới tưới cho cây.

Nói chung kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh thường tiến hành như sau:

Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần này phải tối thiểu đủ để làm ẩm trong chậu đạt độ ẩm 60 sức giữ ẩm cảu đất để tránh sự co, dãn của đất khi tưới làm đứt rễ hoặc tổn thương rễ.

* Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7-8h hoặc chiều từ 16-17h của ngày.
* Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới nên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.

Nếu trong các trường hợp khong có mặt thường xuyên hoặc vắng nhà lâu ngày người trồng có thể dùng phương pháp tưới thấm lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để cho cây có nước bằng cách tăng dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Nước trong chậu đựng nước sẽ được đất trong châu trồng cây sẽ hút dần lên. Nên chú ý là mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ nên bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của chậu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây sẽ hút nhiều và làm đất bị úng gây ngạt cho rễ cây.

Bón phân cho cây cảnh

Việc bón phân cho cây cảnh thường chỉ tiến hành bón cho những cây cảnh được trồng quá lâu với thời gian dài trong chậu hoặc bốn cảnh hoặc là tiến hành bón theo yêu cầu điều chỉnh sinh trưởng của người trồng trên luống đất của vườn nhà.

Có 2 phương pháp bón phân cho cây cảnh; Bón vào đất và bón thông qua tưới nước vào bộ lá cho cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới được áp dụng nhiều đối với cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp.

Với mục đích cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu hoặc trên luống đất nên các loại phân để bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhan phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Việc bón như vậy được gọi là bón thúc khác với việc bón cơ bản là sử dụng các loại phân chậm phân giải, khó tiểu bón trước khi trồng hoặc khi thay đất và chậu cho cây.

Ngoài các yếu tố đa lượng người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thong qua việc tan vào nước phun hoặc tưới cho cây.

Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, màu vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp song lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi lần thêm 1kg đất trong chậu như sau:

Đối với đạm 1 kg đất không nên bón quá 10g đạm. Đối với phân lân là 2,5g lân nguyên chất và kali là 0,5g kali nguyên chất cho một lần bón. Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình.

Các cây cảnh thường được bón phân đạm, lân, kali theo tỷ lệ N:P:K=1:3:1 và kết hợp với phân vi lượng. Hiện nay phân vi lượng đã có 1 số cơ sở chế biến tạo thành túi nhỏ cho các cây trồng nông nghiệp nói chung, chúng ta có thể sử dụng laoij chế phẩm này cho cây cảnh.

Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là các cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hao, quả htif việc bón chú ý không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15-20 ngày, thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn.

Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây.

Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất





Nghệ thuật trồng cây trong nhà
Không chỉ đơn thuần mang lại bóng mát, màu sắc, hương thơm..., cây xanh còn góp phần rất lớn trong việc tạo vi khí hậu trong lành, giảm bớt khói bụi, khí độc. Ðiều này ai cũng đã biết. Nhưng việc bài trí cây xanh trong nhà là cả một nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Cha ông ta khi trồng cây quanh nhà hay tạo vườn, làm hoa viên đều còn kèm theo việc khai thác lợi ích thực tế, ví dụ cây trồng làm thuốc, làm rau xanh hay trái cây chứ không thuần túy trang trí. Bố cục cây xanh trong vườn nhà của người Việt tương đối tự do, linh động theo hoàn cảnh mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thủy cho nơi cư trú. Bởi cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây xanh chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm... là các đặc tính của những mặt đối lập trong âm dương và ngũ hành sinh khắc. Chọn lựa cây xanh trồng trong nhà ở nếu hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí hưng vượng cho nơi cư ngụ. Vì nhà ở trong đô thị chật hẹp, đất trồng cây trở nên khan hiếm, việc đưa cây xanh vào nội thất rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

Trên thế giới nổi tiếng về nghệ thuật vườn là các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản và Trung Quốc. Vườn Nhật Bản đặc sắc nhất là tính tượng trưng và tính cô đọng thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và bố cục vườn Thiền (Zen Garden) - rất đơn giản, nhưng đầy hàm súc, ẩn dụ qua từng bố cục, như vườn khô -Karesansui, chỉ với vài tảng đá và sỏi cuội thể hiện quan hệ Thiên - Ðịa - Nhân. Còn nghệ thuật vườn Trung Quốc lại chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt... mang nhiều yếu tố xếp đặt.

Hiện nay nhiều nhà biệt thự ở Việt Nam thiên về phong cách Nhật Bản, sử dụng thủ pháp này với sự giản lược chi tiết rườm rà, ít cây cối hơn và đưa thêm một số yếu tố như sàn gỗ ghép, đèn đá, máng dẫn nước, chọn lọc cây cảnh để mang lại không gian vườn cây xanh vừa phải trong bố cục nội thất. Tuy có khá nhiều loại cây đang trồng ở ta vốn có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng khi phát triển ở Việt Nam, chúng vẫn được chọn lựa và bố trí theo một cách thức mang bản sắc văn hóa địa phương rõ rệt.

Các kiến trúc sư chuyên về nội thất gần đây có những nghiên cứu đi sâu tới sự phân bố cây xanh trong nhà trên cơ sở không gian, thời gian và đặc tính. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.

Ở không gian giao thông là những vùng đi lại và tập hợp người nhiều như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển - là những cây có tính chất âm.

Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng, nên cây trồng chỉ là bổ sung tính dương thêm, chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên. Có thể đặt cây bonsai, xương rồng (bàn làm việc), chậu hoa và lá sáng màu chứ không nên dùng những cây sậm màu hoặc rũ mềm sẽ trông càng thêm tối. Trong phòng làm việc có một cây xương rồng nhỏ trong chậu xinh xinh đặt góc bàn hoặc cây bonsai thế sẽ rất tốt. Những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.

Ở phòng khách, những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc nên chọn đặt các cây có tính trang trọng, cân đối, bề thế và nghiêm túc. Ví dụ chậu mai thế hay kim quất ngày Tết, chậu phát tài góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi. Cần chú ý cây có những sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân - hè, kích hoạt nguồn khí. Bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa đều phù hợp để vừa trang trí vừa tương hợp với nội thất. Những cây này cũng đòi hỏi gia chủ có thời gian chăm sóc và hiểu biết về nghệ thuật bonsai.

Ðối với không gian bếp, có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn thì nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hóa, ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, lá đỏ.

Với không gian chuyển tiếp trong ngoài (như hàng hiên, bậu cửa sổ, bồn hoa logia) thì cây trồng chọn lựa dễ hơn do có tiếp xúc trực tiếp mưa nắng bên ngoài, nhưng cũng cần lưu ý độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.

Ở ngoài vườn có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; bồn cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi, chứ không nên trồng cây cao kín mít.

Trồng cây trong nhà cần lưu ý cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh tương hợp (ví dụ thêm ánh sáng, nước).
(Sưu tầm)