Sonntag, 23. November 2008
Cách trồng cây tắc
Sưu tầm từ AgriViet
Cây tắc ( cây quất , cây hạnh ) có tên khoa học là Citrus microcarpa Bunge . Trái tắc ngoài việc sử dụng như trái chanh nhờ có vị chua , thơm thì cây tắc còn dùng như cây kiểng . Đặc biệt là làm cây kiểng vào dịp Tết , do vậy ngoài việc trồng bình thường , còn phải xử lý sao cho tắc có trái chín vào dịp Tết để bán thì gái trị mới được nâng cao lên.
KỸ THUẬT TRỒNG TẮC KIỂNG
* Thời vụ trồng :
Tắc được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới , cụ thể là chiết cành thì tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa .
* Đất trồng
Thường đất vườn , đất pha cát , sét , bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm . Độ pH thích hợp là từ 5-6
* Trồng và chăm sóc
- Trồng tắc có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào giỏ . Thường để tắc phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu .
- Đất trồng cần lên líp cao , thiết kế mương nước xung quanh , líp rộng từ 4-6m , mương khaỏng từ 20-30cm , tránh để nước ngập , tắc sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết .
- Tắc cần ánh sáng nhiều , chịu ẩm ướt nên chọn vị trí trồng cho thích hợp . Nhiệt độ thích hợp từ 20-34oC .Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ , tránh để đất khô , tắc sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần .
- Tắc không trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị , cây chậm ra trái , do vậy , nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành . Cành chiết cần chọn cành khoẻ , không mọc xiên .
Cách chiết cũng giống cam , quýt ...sau khi chọn cành chiết rồi tiến hành khoanh vỏ , để khô 3-4 ngày , quấn rơm nhào với đất bùn ướt , bên ngoài bao một lớp nylon có lỗ thoát nước . Thường nên chiết vào nên chiết vào tháng 3-4 , những tháng đầu mùa mưa .
Bón phân : Trồng tắc kiểng chú ý bón phân cho cân đối . Tắc cần bón lót , bón thúc cho hợp lý thì mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều .
+ Bón lót : Trung bình một gốc cần 20-25 kg phân chuồng hoai , ráo mục .
+ Bón thúc : Dùng phân N-P-K ( 16-16-8) mỗi gốc trung bình từ 0,3-0,5 kg một năm , chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày . Khi cây chuẩn bị ra hoa , cần bón thêm phân KCl ( 100 g / gốc ) để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng . Ngòai ra , để cây phát triển mạnh , cành lá xanh mướt , cần phun thêm phân bón lá , cứ 15 ngày phun một lần .
Phòng trừ sâu bệnh
-Nên chọn cành chiết từ cây khoẻ mạnh , không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ , khả năng phát triển tốt , đậu trái nhiều .
-Tắc dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân , thiếu nước , thiếu ánh sáng và pH không phù hợp .
-Chú ý : thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện và loại bỏ cây bị vàng lá , kể cả cây thuộc họ cam quýt để tránh lây lan bệnh này . Nấu tắc đã bị bệnh vàng lá ( greening ) thì không thể dùng làm tắc kiểng được vì việc xử lý ra hoa trái khó thực hiện được .
- Nếu trồng kiểng thì cần phải phun ngừa theo định kì cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette , Benlate C , để ngừa các bệnh về nấm . Đối với các loại sâu , côn trùng phá hoại bệnh như sâu vẽ bùa hại lá non , sâu xanh bướm phượng , rầy mềm , rệp sáp , rệp nhảy , rệp vảy ốc , sâu đục thân .....Cần sử dụng các loại thuốc Sevin , Padan , Trebon , Applaud , Bi58...để phòng trị . Tuỳ theo mức độ phá hoại của côn trùng có thể phun thuốc thoe định kì từ 7-10 ngày / lần theo liều lượng ghi trên bao bì .
XỬ LÝ CHO TẮC RA TRÁI VÀO ĐÚNG DỊP
Tắc là loại cây cho ra trái quanh năm , nhưng để đều chỉnh cho tắc có trái đúng vào dịp Tết , cần làm như sau :
- Đến khoảng tháng 6, 7 âm lịch , bắt đầu phải thăm chừng thường xuyên vườn tắc . Nếu phát hiện thấy cây nào có trái phát triển mạnh thì tiến hành đào bứng cây lên , rồi phơi nắng nhẹ độ mươi ngày , sau đó tải bỏ bớt cành lá cây gọn nhẹ , rồi đem trồng lại ( biện pháp này gọi là đảo quất hay đánh quất ) . Nếu trồng trong chậu , giỏ ....sẽ gọn , có thể chỉ cần lặt hết trái , giảm tưới nước tối đa ( tuy nhiên trồng trong giỏ , chậu chỉ thích hợp cho những cây tắc tán nhỏ ).
- Đến giữa hoặc cuối tháng tám âm lịch , chuẩn bị cho cây ra hoa và trái sẽ chín vào dịp Tết Nguyên Đán ( giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ phân bón và nước tưới , cây sẽ cho trái nhiều và xanh tốt )