Sưu tầm
Sonntag, 30. November 2008
Cách trồng Đào (cây, hoa và trái)
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng.
Xuân đào là một nhóm giống cây trồng của đào và nó có lớp da trơn, không lông tơ. Mặc dù những người bán hoa quả coi quả đào lông và quả xuân đào như là những loại quả khác nhau nhưng chúng đều thuộc về cùng một loài. Xuân đào có lẽ đã ra đời sau nhiều lần chiết ghép của loại đào lông, thông thường là do đột biến gen. Quả xuân đào có thể có màu trắng hay vàng, cùi thịt dính hay không dính với hột. Thỉnh thoảng cây đào cũng có thể sinh ra một vài quả xuân đào hoặc ngược lại. Thông thường Xuân đào dễ bị thương tổn hơn là đào lông. Lịch sử ra đời của Xuân đào không rõ ràng; những ghi chép đầu tiên có đề cập tới nó tại Anh là vào năm 1616, nhưng có lẽ nó đã được trồng sớm hơn thế rất nhiều tại Trung Á.
Nuôi trồng
Một vài giống thì dễ nhạy cảm với lạnh hơn trong khi các giống khác có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn (vài độ). Ngoài ra, nó cần nhiều nhiệt trong mùa hè để quả có thể chín được, điều này có nghĩa là nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có thể nằm trong khoảng 20 °C - 30 °C.
Quả đào chín có màu đỏ vào mùa thu.
Các khu vực sản xuất đào quả quan trọng trong lịch sử là Trung Quốc, Nhật Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải, là các khu vực nó đã được trồng trong hàng ngàn năm qua. Gần đây, Hoa Kỳ (các bang California, South Carolina, Michigan, Texas, Alabama, Georgia, Virginia), Canada (miền nam Ontario và British Columbia) và Australia (khu vực Riverland) cũng đã trở thành các quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu vực có khí hậu đại dương như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói chung không thích hợp cho việc trồng đào do không có đủ nhiệt về mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng tại đây.
Phần lớn các cây đào được các vườn ươm giống bán ra là các giống ghép. Đào dễ bị bệnh gọi là quăn lá, nó thông thường không ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quả nhưng nó làm giảm năng suất do cây bị ít lá đi. Quả cũng rất dễ bị bệnh đốm nâu gây thối do nấm Monilinia fructicola gây ra.
Quả đào trên cây
Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt. Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè. Tại miền bắc Việt Nam, việc trồng đào chủ yếu để lấy hoa vào dịp Tết, nên từ sau Tết người ta đã bắt đầu trồng đào trở lại.
Tại các khu vực trồng đào lấy quả thì việc trồng đào tốt nhất diễn ra vào đầu mùa đông, do nó có đủ thời gian để rễ mọc ra và đủ khỏe để giúp cho sự phát triển về mùa xuân. Tại các khu vực này người ta trồng đào thành hàng theo hướng bắc-nam.
Dưới đây là các yêu cầu cho việc trồng đào lấy quả.
Tưới nước Đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả. Mùi vị thơm ngon nhất chỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong cả vụ.
Bón phân: Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quả khác. Phân bón NPK cần phải được sử dụng thường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón vào đầu mùa thu ngay sau khi thu hoạch quả sẽ có ích cho cây. Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cây cần nhiều phân đạm hơn. Các loại phân làm từ máu và xương gia súc khoảng 3–5 kg trên một cây trưởng thành hay phân hóa học như nitrat amôni canxi ở mức 0,5–1 kg là các loại phân bón thích hợp nhất. Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậm phát triển.
Trong điều kiện khô hạn, cần tưới thêm nước. Quả cần phải mỏng khi có đường kính cỡ 2 cm, thường là khoảng 2 tháng sau khi ra hoa. Quả tươi được dùng tốt nhất ngay trong ngày hái quả và không nên giữ lâu. Những quả ngon nhất là quả mềm, có hương vị và được chiếu nắng.
(theo Bách khoa toàn thư)
---------------------------
Peaches or Nectarines
Preparation – Select well-ripened fruit and handle carefully to avoid bruising. Sort, wash and peel.
Syrup Pack – Use 40 percent syrup. For a better quality product, add 1/2 teaspoon (1500 mg) ascorbic acid per quart of syrup. Put peaches directly into cold syrup in container – starting with 1/2 cup syrup to a pint container. Press fruit down and add syrup to cover, leaving headspace. Place a small piece of crumpled water-resistant paper on top to hold fruit down. Seal and freeze.
Sugar Pack – To each quart (1 1/3 pounds) of prepared fruit add 2/3 cup sugar and mix well. Stir gently until sugar is dissolved or let stand for 15 minutes. To retard darkening, sprinkle ascorbic acid dissolved in water over the peaches before adding sugar. Use 1/4 teaspoon (750 mg) ascorbic acid in 3 tablespoons cold water to each quart of fruit. Pack into containers, leaving headspace. Seal and freeze.
Crushed or Purée – Coarsely crush peeled and pitted peaches. For purée, press through a sieve or purée in a blender or food processor. (Heating pitted peaches for 4 minutes in just enough water to prevent scorching makes them easier to purée. For better quality, add 1/8 teaspoon (375 mg) ascorbic acid to each quart of fruit. Pack into containers. Leave headspace. Seal and freeze.
This document was extracted from "So Easy to Preserve", 5th ed. 2006. Bulletin 989, Cooperative Extension Service. Revised by Elizabeth L. Andress. Ph.D. and Judy A. Harrison, Ph.D., Extension Foods Specialists.
Abonnieren
Posts (Atom)